Viêm đường tiết niệu là bệnh lý thường gặp ở cả hai giới nhưng tỷ lệ nữ giới mắc bệnh thường cao hơn. Để điều trị, nhiều người đã lựa chọn bài thuốc dân gian giúp cải thiện triệu chứng, trong đó râu ngô được nhiều người truyền tai nhau về những công dụng tuyệt vời trong điều trị các bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu.
Những đánh giá về việc chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô dưới góc nhìn của các chuyên gia sẽ giúp bạn đọc hiểu chính xác và toàn diện hơn vấn đề này.
Tại sao nhiều người sử dụng râu ngô để chữa viêm đường tiết niệu?
Rất nhiều người truyền tai nhau thông tin: chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô. Vậy, dựa vào cơ sở nào để có kết luận như vậy?
- Theo Đông y, râu ngô có vị ngọt, tính bình, quy kinh thận, bàng quang, có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng, thanh huyết nhiệt, bình can, thoái hoàng, chỉ huyết nên những trường hợp bị mắc chứng bí tiểu, phù nề dùng rất tốt.
- Râu ngô có chứa các vitamin K, vitamin A, B1, B2, B6, C… các chất đắng, dầu béo, tinh dầu và nhiều chất vi lượng khác….nhờ đó râu ngô có khả năng làm tăng tiết dịch mật, giảm độ nhớt của mật giúp dẫn mật vào ruột dễ dàng hơn.
- Cùng với đó, râu ngô còn giúp hạ đường huyết, làm máu chóng đông và giữ lại các muốn khoáng trong cơ thể nếu dùng đúng cách.
- Sử dụng thường xuyên nước luộc râu ngô cho người sỏi thận hay sỏi bàng quang và niệu quản sẽ làm tan các loại sỏi tạo thành do urat, photphat, carbonat. Bên cạnh đó, còn giúp ngăn chặn các lần đi tiểu lắt nhắt của các bệnh nhân bị viêm phì đại tuyến tiền liệt.
Xuất phát từ những yếu tố trên, nhiều người tìm đến râu ngô với hy vọng cải thiện được tình trạng bệnh lý viêm đường tiết niệu. Vậy, thực chất râu ngô có tác dụng “thần thánh” như lời mọi người vẫn truyền tai nhau?
Chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô có thực sự hiệu quả?
Râu ngô về cơ bản là lành tính và không thể phủ nhận những tác dụng tích cực của chúng tới bệnh lý viêm đường tiết niệu. Tuy nhiên, hiệu quả của việc này còn tùy thuộc rất nhiều vào loại khuẩn gây bệnh, tình trạng bệnh, sức khỏe và cơ địa của từng đối tượng bệnh nhân.
Râu ngô có thể dùng để hỗ trợ trong quá trình điều trị giúp cải thiện triệu chứng bệnh viêm đường tiết niệu nhưng không thể thay thế hoàn toàn việc can thiệp chữa trị tình trạng này.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, dùng râu ngô sai liều lượng, sai cách, kéo dài sẽ có một số tác dụng phụ như:
- Liều dùng khuyến cáo không nên quá 20gr râu ngô tươi/ ngày, râu ngô khô là 10gr/ ngày. Trẻ em chỉ nên uống từ 200 – 300ml/ ngày cho đến khi quan sát nước tiểu của trẻ có màu vàng nhạt là được.
- Râu ngô dùng được cho phụ nữ có thai, nhất là mấy tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, uống liên tục theo cảm tính có thể dẫn đến tiểu nhiều và cạn ối. Nên dùng 2 lần/ tuần là hợp lý.
- Dùng râu ngô để chữa bệnh chỉ nên dùng trong khoảng 7 – 10 ngày, không được sử dụng nước râu ngô thay nước lọc uống hàng ngày có thể làm mất cân bằng điện giải, tăng đào thải, kém hấp thu một số vi chất cần thiết cho cơ thể như canxi, kali…
- Nên sử dụng râu ngô tươi và có thể bổ sung thêm với các vị thuốc lợi tiểu khác: mã đề, cỏ xước, rễ cỏ tranh, rễ sậy, kim tiền thảo,…để tăng khả năng hỗ trợ điều trị bệnh lý viêm nhiễm đường tiết niệu.
Chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô là có cơ sở nhưng sử dụng sai cách, liều lượng theo cảm tính, tự ý dùng sẽ chỉ giải quyết được triệu chứng (phần ngọn của bệnh), trong khi đó loại khuẩn gây bệnh không được điều trị dứt điểm, rất dễ tái phát và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Trong trường hợp này, tốt nhất hãy đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị đúng cách. Hãy sử dụng râu ngô như một biện pháp hỗ trợ điều trị và nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.
Đâu mới là phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu an toàn, hiệu quả?
Để biết chính xác hướng điều trị viêm đường tiết niệu phù hợp, bệnh nhân cần trực tiếp đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám lâm sàng, cũng như cá xét nghiệm chuyên sâu khác: xét nghiệm nước tiểu, chụp CT, Xét nghiệm soi tươi, nhuộm Gram, phản ứng chuỗi Polymerase và nuôi cấy dịch niệu đạo hay nước tiểu đầu bãi,…
Sau khi có kết quả chẩn đoán chính xác: loại khuẩn gây bệnh, mức độ viêm nhiễm,…bệnh nhân sẽ được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.
* Dưới đây là hướng điều trị bệnh viêm đường tiết niệu tại Phòng khám 52 Nguyễn Trãi:
- Giai đoạn cấp tính: Thông thường sẽ căn cứ vào tình trạng viêm nhiễm để quyết định kê đơn các loại thuốc Tây y chuyên khoa phù hợp, nhất là thai phụ. Hầu hết các loại thuốc sẽ có tác dụng giảm đau, sưng tấy, phù nề, tiêu diệt mầm bệnh, ngăn chặn khả năng lây lan.
- Giai đoạn nặng hơn, viêm nhiễm lây lan lên niệu quản, bể thận, viêm nhiễm có dấu hiệu tái phát vi khuẩn đã có tình trạng kháng thuốc, bệnh nhân cần được tiến hành làm kháng sinh đồ để chỉ định đúng loại kháng sinh phù hợp với vi khuẩn gây bệnh.
- Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc Tây y để chấm dứt triệu chứng lâm sàng thì các bài thuốc Đông y được sử dụng kết hợp sẽ giúp người bệnh nâng cao sức đề kháng, cân bằng độ pH tự nhiên của âm đạo, ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm và tình trạng tái phát sau liệu trình điều trị.
- Đặc biệt, trong quá trình điều trị tại đây, bệnh nhân sẽ được trải nghiệm những tích năng vượt trội của dòng máy Laser bán dẫn giúp tác động sâu vào vị trí thương tổn khiến vi khuẩn gây bệnh bị tiêu diệt tận gốc, cải thiện đáng kể triệu chứng của bệnh, đặc biệt là tình trạng ứ đọng dịch tiết, viêm sưng, phù nề,…Cùng với đó, thúc đẩy quá trình lên da non, giảm thiệu tình trạng sẹo hóa nhờ đó tiểu tiện dễ dàng.
* Bên cạnh đó, người bệnh nên thay đổi thói quen sinh hoạt: vệ sinh vùng kín sạch sẽ nhất là sau khi đi vệ sinh, trước và sau quan hệ tình dục,…cải thiện chế dinh dưỡng, chú ý thăm khám định kỳ để sớm phát hiện và xử lý các dấu hiệu bất thường ở đường tiết niệu,…
Để tìm hiểu rõ hơn về chưa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô, hãy liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 0375.636.552 – 0375.636.552 hoặc chat Tại Đây để được tư vấn cụ thể.